Chúng tôi là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư.
Tổng thầu là gì?
Tổng thầu là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư.
Tổng thầu bao gồm các hình thức chủ yếu sau:
Tổng thầu thiết kế
Tổng thầu thi công công trình
Tổng thầu thiết kế và thi công công trình
Tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công công trình
Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công công trình.
2. Trách nhiệm của tổng thầu
Tổng thầu có trách nhiệm với các phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công công trình. Bên cạnh đó, tổng thầu có trách nhiệm cung cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và các dịch vụ cần thiết.
Để thực hiện được điều này, trong trường hợp các hợp đồng có giá trị lớn, thông thường, các tổng thầu sẽ ký tiếp hợp đồng với các nhà thầu phụ để thực hiện thi công chuyên ngành.
Cụ thể, dưới đây là quyền và nghĩa vụ của tổng thầu thi công theo quy định.
Quyền của tổng thầu:
Tổng thầu thi công có các quyền tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các quyền như sau:
Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vi công trường của toàn bộ dự án.
Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ (nếu cần) để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc của hợp đồng sau khi được chủ đầu tư chấp thuận.
Lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu phù hợp với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng đã ký và quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
Nghĩa vụ của tổng
Tổng thầu thi công có nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các nghĩa vụ như sau:
Tổ chức điều hành công trường, điều phối các nhà thầu phụ về việc sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ, các công trình phục vụ thi công để tránh lãng phí; sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn an ninh trật tự công trường. Các nhà thầu phụ phải tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của tổng thầu thi công xây dựng về việc điều hành công trường.
Lập và thỏa thuận với chủ đầu tư về kế hoạch tiến độ thực hiện các giai đoạn thi công và hạng mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợp đồng;
Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu và tiến độ thực hiện hợp đồng tổng thầu; thỏa thuận và thống nhất với chủ đầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị của hợp đồng trên cơ sở kết quả đấu thầu về thiết bị (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng các công việc thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các thỏa thuận hợp đồng;
Tổ chức, điều phối và quản lý các hoạt động trên công trường; thực hiện biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và an ninh trên công trường;
Chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình; thực hiện việc chuyển giao công nghệ, bàn giao các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến vận hành, sử dụng và bảo trì công trình cho chủ đầu tư;
Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử đồng bộ công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng và theo quy định của nhà nước;
Thực hiện bảo hành công trình theo quy định của nhà nước;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện và phải bồi thường vật chất cho những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Trên đây là một số kiến thức về thuật ngữ tổng thầu là gì cũng như những thông tin về nghĩa vụ trách nhiệm của tổng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ THEO THÔNG TIN SAU:
HOTLINE, ZALO: 0975 62 61 62
Mail: tongthauepc@gmail.com
WEB: www.viettienco.com
Comments