top of page
Writer's pictureHUY BUI VAN

Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước

Dưới đây là một số nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước:


  1. Đường ống dẫn đến các thiết bị sử dụng nước phải ngắn nhất.

  2. Thiết kế hệ thống cấp nước phải thuận lợi cho quá trình vận hành và sửa chữa.

  3. Bố trí các van khóa tổng, van khóa cho từng khu vực và từng phòng vệ sinh để dễ dàng đóng mở nguồn nước khi cần.

  4. Lựa chọn đường kính ống cho hệ thống cấp nước thoát nước phù hợp vừa đủ dùng tránh lãng phí.

  5. Nên có bể nước ngầm và két nước mái để sử dụng an toàn trong trường hợp bị mất nước.

  6. Với nhà có 1 tầng hoặc tầng áp mái do áp lực tĩnh từ két nước xuống thiết bị nhỏ. Vì thế nên lắp đặt thêm máy bơm tăng áp để nước chảy mạnh hơn và tắm được bằng vòi hoa sen.

Thi công hệ thống cấp nước:

Lựa chọn vật liệu: Với ống nước lạnh trong nhà, trong căn hộ nên dùng ống PPR Pn10 (áp lực danh nghĩa của ống là 10 kg/cm2) ống có chỉ xanh. Với ống nước nóng dùng ống PPR Pn20 ống có chỉ đỏ.

Thi công thô:

Thi công theo tiến độ xây dựng: Tường xây thô sau 2 ngày mới được phép cắt đục tường đi ống nước âm tường (để đảm bảo cho tường xây có thời gian khô, và chắc chắn hơn).

Các bước cắt đục tường như sau: Đọc bản vẽ thiết kế > dùng thước đo xác định đúng vị trí tuyến ống > Đánh dấu vị trí tuyến ống đi trên tường, > dùng máy cắt chuyên dụng để cắt 2 đường tạo thành rãnh theo đúng tuyến đã đánh dấu, > dùng máy đục đục tường. Chiều sâu của rãnh đục bằng đường kính ngoài của ống, chiều rộng của rãnh đục bằng 1,5 đến 2 lần đường kính ống.

Với các ống treo trên trần phải dùng ty treo và quang treo phù hợp với từng đường kính ống.

Hàn ống PPR: Do trong công trình thường sử dụng ống đường kính nhỏ D20, D25 nên khi hàn lưu ý tránh hiện tượng quá nhiệt sẽ dễ làm thu hẹp tiết diện trong ống hoặc tắc ống.

Các vị trí chờ để đấu nối với thiết bị đều phải được bịt cẩn thận để thử áp lực đường ống và cũng để tránh vữa xi măng vào trong ống.

Thứ áp lực đường ống:

Mục đích kiểm tra khả năng làm việc của đường ống, phát hiện sớm các sự cố như rò rỉ, tắc ống. Quy trình thử áp như sau: Khi 1 khu vực nào đó đã lắp đặt xong đầy đủ theo thiết kế thì tiến hành thử áp lực. Bịt hết tất cả các đầu chờ cấp cho thiết bị bằng nút bịt ren hoặc bịt trơn. Để lại 2 vị trí đầu tuyến và cuối tuyến (1 vị trí để bơm nước vào và 1 vị trí để xả khí). Sau khi nước tới được vị trí cuối tuyến bịt vị trí này lại và tiến hành kích áp lực. Kích áp lực lên tới 4kg/cm2 thì dừng khóa và đi kiểm tra toàn tuyến phát hiện xem có rò rỉ gì không. Nếu không có sự cố thì giữ nguyên áp lực trong ống sau 2h nếu áp lực trong ống giảm không quá 0,5kg/cm2 thì đạt yêu cầu.

Lắp đặt thiết bị và vận hành chạy thử

Bàn giao lại hệ thống cho bộ phận xây dựng để họ trát, ốp lát. Sau khi ốp lát xong tiến hành lắp đặt thiết bị vệ sinh, lắp đặt máy bơm nước. Việc lắp đặt két nước mái có thể tận dụng cẩu tháp hoặc máy tời bên xây dựng để tiến hành lắp sớm hơn.

Vận hành chạy thử toàn bộ hệ thống. Kiểm tra đầy đủ toàn bộ hệ thống xem đã đủ điều kiện vận hành chưa, còn chỗ nào chưa hoàn thiện không. Kiểm tra hệ thống điện, khóa tất cả các van cấp nước xuống. Tiến hành bơm nước lên két mái kiểm tra sự hoạt động máy bơm đã ổn định chưa. Sau đó bơm tiếp đến khi được khoảng ½ dung tích két mái thì dừng bơm. Mở lần lượt từ từ các van khóa để xông nước kiểm tra các thiết bị. Lưu ý nguyên tắc mở van nước mở theo dòng nước chảy. Ví dụ: b1 mở van tổng, b2 mở van trục (nếu có) b3 mở van nhánh của trục đã mở, B4 mở van khu vệ sinh của nhánh đã mở và kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong khu vệ sinh, trong nhánh, trong trục đã mở. Cứ như vậy mở nước lần lượt các trục, nhánh còn lại.

Chi tiết liên hệ




  • Số 22/20 Đường số 13, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • 0932 913 286

  • tongthauepc@gmail.com






10 views

ความคิดเห็น

ได้รับ 0 เต็ม 5 ดาว
ยังไม่มีการให้คะแนน

ให้คะแนน
bottom of page