top of page
Ảnh của tác giảHUY BUI VAN

LỰA CHỌN CỌC LY TÂM HAY CỌC VUÔNG

Với các công trình dự án, xây dựng nền móng luôn là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Tùy thuộc vào chiều cao và trọng tải của công trình mà các kỹ sư sẽ khảo sát, tính toán và đưa ra quyết lựa chọn vật liệu phù hợp.

1. Khả năng chịu lực nén theo chiều dọc trục

Một trong những yếu tố quan trọng đối với các dòng cọc bê tông là khả năng chịu nén theo chiều dọc trục. Về các thông số kỹ thuật đánh giá khả năng này thì cọc vuông có khả năng chịu áp lực tốt hơn.

Cấu tạo cọc ly tâm với thân dạng ống thành mỏng nên khả năng ứng suất kém ổn định hơn cọc vuông, thành bê tông ở bên ngoài và bên trong thân cột dễ bị nổ vụn trong quá trình thi công nền móng. Ngoài ra, nếu sử dụng phương pháp đóng búa, đầu cọc ly tâm rất dễ bị vỡ trong thời gian thực hiện.

Cọc vuông với cấu tạo toàn khối bê tông chắc chắn nên khả năng chịu lực nén dọc trục được đánh giá cao hơn về tính ổn định và chất lượng trong suốt quá trình. Các kỹ sư luôn lựa chọn cọc vuông đối với phương pháp thi công bằng búa để đảm bảo sự kiên cố.

2. Khả năng chịu lực vào đất nền

Cụ thể nếu so sánh hai loại cọc bê tông được sử dụng nhiều nhất là cọc tròn ly tâm D500 (đường kính 500mm) với diện tích chống mũi là 1962cm2, chu vi thân cọc là 157cm và cọc vuông UST 400×400 (kích thước 400x400mm) thì có diện tích chống mũi là 1200cm2 và chu vi thân cọc vuông là 160cm.

Khi đánh giá khả năng chịu lực vào đất nền, các kỹ sư nhận định rằng hai loại cọc vuông và cọc ly tâm đều tương đương nhau.

3. Khả năng chịu lực cắt và va đập

Với cấu tạo mũi cọc ly tâm được hàn ở dạng phẳng sau khi đúc xong; nên lực ép khi thực hiện thi công là rất lớn; thậm chí nơi tiếp xúc với các thiết bị thi công có thể dễ dàng bị phá hủy. Đối với các công trình sử dụng cọc có thấu kính; mà chỉ số SPT lớn hơn hoặc bằng 25; thì bắt buộc phải sử khoan dẫn để xuyên qua các lớp đất.

4. So sánh cọc ly tâm và cọc vuông về chất lượng

Cọc ly tâm được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm; khiến cho thành phần bê tông bị phân tầng nên độ đồng đều bê tông không ổn định. Các hạt tạp chất như cát dễ dàng lẫn vào trong lòng bê tông; và cũng có khả năng bị cát hạt đá bám vào bề mặt.

Đối với cọc vuông được phân bố đồng đều thành phần trên bề mặt tiết diện cọc; đây là lý do cọc vuông được đánh giá giá cao hơn về chất lượng; và sự phân bố đồng đều bê tông hơn.

5. So sánh về mối nối cọc

Với phương pháp hàn chu vi ở bích nối cọc trong quá trình sản xuất cọc ly tâm; nên ta không thể đảm bảo thẳng tâm giữa các đoạn cọc; vì thế mà các vị trí mối nối có khả năng bị gãy cọc. Và cọc vuông được hàn chu vi bích nối cọc và thêm 4 thanh L10x80x8 xung quanh thân cọc; đảm bảo mối nối thẳng tâm và khó bị gãy ở các vị trí mối nối giúp đảm bảo rủi ro; trong quá trình thi công và sự an toàn lâu dài trong thời gian sử dụng.



18 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page