top of page
Ảnh của tác giảHUY BUI VAN

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG (THEO TCVN)

Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật xây dựng nhằm đảm bảo thống nhất trong cách trình bày và đọc - hiểu đối với mọi người.

Bản vẽ kỹ thuật xây dựng là một trong số các loại bản vẽ xây dựng, dùng để phác họa thông tin của các công trình xây dựng một cách chi tiết để khách hàng và người xây dựng có thể hình dung khái phát về công trình đó trên thực tế. Cụ thể, bản vẽ thể hiện thông tin về hình dáng, đặc tính, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật,... của một vật thể, chi tiết hoặc kết cấu. Bản vẽ kỹ thuật thường được thể hiện dưới dạng 2D hoặc 3D, được thể hiện theo một quy tắc thống nhất theo tiêu chuẩn TCVN do Bộ Xây dựng quy định.


Theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999 thì TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2006 khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời thì tiêu chuẩn Việt Nam được chuyển thành tiêu quẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN. Kể từ đó đến nay, TCVN được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.


Dưới đây là tất tần tật các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất và đầy đủ nhất.


CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Bản vẽ kỹ thuật là một công cụ dùng để giao tiếp giữa người thực hiện với người xây dựng, giữa người thực hiện và chủ công trình, do vậy cần trình bày theo nguyên tắc sau:


. Rõ ràng, dễ hiểu: đối với mọi đối tượng liên quan và chỉ có một cách hiểu duy nhất (không được hiểu theo nhiều nghĩa);

. Đầy đủ từ A - Z: phải chi ra trạng thái cuối cùng của đối tượng được biểu diễn với một chức năng xác định;

. Có tỷ lệ: các đường nét bên ngoài và các chi tiết bên trong phải có tỷ lệ; giá trị cho các kích thước của một đối tượng không được xác định hoặc được lấy theo tỷ lệ trực tiếp từ bản vẽ;

. Có thể nhân bản, sao lại: phù hợp với ISO 6428;




TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT


Quy định về khổ giấy

Các khổ giấy sẽ được lập ra từ khổ giấy A0, quy định khổ giấy để thống nhất trong việc quản lý và tiết kiệm. Cụ thể, sẽ có 5 loại khổ giấy với các kích thước như sau:


A0: kích thước 1189 x 841 (mm)

A1: kích thước 841 x 594 (mm)

A2: kích thước 594 x 420 (mm)

A3: kích thước 420 x 297 (mm)

A4: kích thước 297 x 210 (mm)


Quy định về khung vẽ và khung tên

Mỗi bản vẽ bắt buộc phải có khung vẽ và khung tên được thể hiện như hình sau:



  • Khung vẽ: được vẽ bằng nét cơ bản, cách mép tờ giấy một khoảng bằng 5mm, cạnh trái của khung được vẽ cách mép trái tờ giấy khoảng 15 - 20mm.

  • Khung tên: dùng để đặt tên bản vẽ, bao hàm những nội dung của sản phẩm được thể hiện và những người có liên quan đến bản vẽ. Khung tên được đặt dọc theo cạnh của khung vẽ ở góc bên phải phía dưới bản vẽ. Nếu là khổ giấy A4 thì khung tên được đặt theo cạnh ngắn, còn các khổ giấy khác thì khung tên đặt theo cạnh dài của bản vẽ.


Quy định về tỷ lệ

Tỷ lệ chính là tỉ số của kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể với kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

Quy định vẽ bản vẽ kỹ thuật xây dựng như sau:

  • Tỷ lệ 1:1 (tỷ lệ nguyên hình)

  • Tỷ lệ 1:X (tỷ lệ thu nhỏ)

  • Tỷ lệ X:1 (tỷ lệ phóng to)

Trong đó: X là trị số chẵn được quy định: 1, 2, 5, 10, 20, 50,...


Quy định về nét vẽ

Tiêu chuẩn nét vẽ trong bản vẽ xây dựng được quy định như sau:

  • Nét liền đậm, là: A1 - đường bao thấy và A2 - cạnh thấy;

  • Nét liền mảnh, là: B1 - đường kích thước, B2 - đường gióng, B3 - đường gạch gạch trên mặt cắt;

  • Nét lượn sóng, là: C1 - đường giới hạn một phần hình cắt;

  • Nét đứt mảnh, là: F1 - đường bao khuất, cạnh khuất;

  • Nét gạch chấm mảnh, là: G1 - đường tâm, G2 - đường trục đối xứng.



Chiều rộng của các nét vẽ được quy định như sau: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm.


Quy định về chữ viết

Về khổ chữ (ký hiệu là h), là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm, có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14, 20mm;

  • Về chiều rộng (ký hiệu d), thường lấy bằng 1/10h;

  • Về kiểu chữ, thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 75 độ;

  • Về kích thước:

Đường kích thướcVẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.Đường gióng kích thướcVẽ bằng nét liền mảnh, thường vuông góc với đường kích thước, vượt qua đường kích thước một đoạn ngắn.Chữ số kích thướcChỉ trị số kích thước thực, bằng khoảng 6 lần chiều rộng nét.


Quy định về kích thước



  • Độ lớn của chi tiết thể hiện phải được xác định bằng con số kích thước, được ghi phía trên đường kích thước (nên ghi vào khoảng giữa).

  • Con số kích thước biểu thị độ dài (ký hiệu mm) phải ghi theo vị trí của đường ghi kích thước. Nếu đường kích thước thẳng đứng thì đầu con số kích thước hướng sang trái. Nếu đường kích thước nghiêng thì con số kích thước được ghi sao cho khi quay đường kích thước và con số kích thước một góc nhỏ hơn 90 độ đến vị trí đường kích thước nằm ngang thì đầu con số kích thước hướng lên trên.

  • Đường kích thước được giới hạn bằng mũi tên, đỉnh của mũi tên vẽ chạm vào đường gióng.

  • Đường kích thước vẽ song song với đoạn được ghi kích thước ở trên hình thể hiện, khoảng cách giữa chúng với đường bao từ 6 - 10mm.

  • Đường kích thước không được vẽ cắt với đường gióng.

  • Đường bao, đường trục, đường tâm và đường gióng không được dùng làm kích thước.

  • Độ lớn của mũi tên phụ thuộc vào bề rộng (s) của nét cơ bản, còn chiều dài thì lấy từ 6 - 10 lần giá trị bề rộng của nét cơ bản.

  • Đối với các chi tiết có vát mép thì: nếu vát mép có góc nghiêng 45 độ thì kích thước được ghi theo quy ước: con số đầu chỉ chiều cao mép vát, con số thứ hai chỉ độ lớn của góc vát.

Quy định về phép chiếu & cách bố trí

Phép chiếu được dùng để xây dựng các hình biểu diễn trên bản vẽ. Phép chiếu giống như là hình chiếu của vật thể, còn hình chiếu giống như là chiếc bóng của vật thể.

Trong bản vẽ kỹ thuật, sẽ có 3 phép chiếu: hình chiếu, hình cắt và mặt cắt.

Một phép chiếu sẽ bao gồm 3 yếu tố là:

  • Tâm chiếu: điểm từ đó thực hiện phép chiếu

  • Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu;

  • Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu.



Trong phép chiếu còn được phân thành 2 loại khác nhau là:

  • Phép chiếu xuyên tâm: Mọi tia chiếu đều xuất phát từ một điểm nằm cách hình chiếu một khoảng nhất định, thường được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh;

  • Phép chiếu song song: Tất cả các tia chiếu song song với nhau. Bản vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu này hơn so với phép chiếu xuyên tâm vì hình ảnh trực quan và dễ vẽ hơn.

Cách bố trí hình chiếu giống như hình dưới đây:


Chi tiết liên hệ




  • Số 22/20 Đường số 13, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • 0932 913 286

  • tongthauepc@gmail.com




873 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page