Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Giải (quyển 1)
KỆ KHAI KINH
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Sách kỹ thuật số file docx (Tiếng Việt)
Quý khách " Thêm vào giỏ hàng" làm theo hướng dẫn file sách sẽ tự động gửi vào mail của quý vị!
Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Quyển 1)
First file
Second file
Third file
Download Product Specs
Only you can see this. To display the widget on your site, open the Settings Panel & open the Dashboard to upload files for the desired products.
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu!
Hôm nay chúng ta ở khu vực này lần thứ ba khởi giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Trong mười năm về trước, ở rất nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên toàn thế giới, chúng ta đã đem bộ Kinh này giảng qua rất nhiều lần, tính sơ qua lần giảng này cũng là lần thứ mười. Mỗi lần giảng giải, nếu như các vị nghe qua từ băng ghi âm, đem so sánh thử, các vị sẽ phát hiện là đều không giống nhau. Lần này vì sao lại nghĩ đến phải giảng bộ Kinh này? Do gần đây mở quyển Kinh này ra có rất nhiều khải thị mới lạ, như đại đức xưa thường nói: “Cảnh giới tu tập mỗi năm không như nhau”, cho nên phải đem những chỗ ngộ mới, những tâm đắc này nêu ra cùng chia sẻ với các đồng tu.
Khởi giảng lần này, chúng ta đặt trọng tâm ở “Hành” và “Chứng”. Các đồng tu hôm nay đến tham gia nghe giảng có thể nói đều là lão tu, đều không phải là sơ học.
Chúng ta biết, mỗi một bộ Kinh đều có bốn phần là “Giáo – Lý – Hành – Quả”, trong nhà Phật cũng gọi là “Giáo Kinh, Lý Kinh, Hành Kinh, Quả Kinh”. Văn tự của bộ Kinh này là thuộc về “Giáo”; lý luận, đạo lý trong văn tự đã miêu thuật gọi là “Lý”, ngoài ra còn dạy chúng ta làm thế nào để tu học, làm thế nào đem Kinh luận, lý luận, phương pháp thực tiễn ngay trong đời sống của chúng ta gọi là “Hành Kinh”. Chúng ta tu hành có được cảnh giới rồi, đem cảnh giới của chính mình đối chiếu với Kinh, ấn chứng lại xem, chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, cách nhìn, cách nghĩ đối với vũ trụ nhân sanh, cho đến rất nhiều cách làm bình thường đối với người, với vật, với việc có giống với những gì trong Kinh điển đã dạy chúng ta hay không, đó gọi là “Chứng”. Cho nên trong Kinh có “Giáo, Lý, Hành, Quả”, chúng ta học tập có “Tín, Giải, Hành, Chứng”.
Năm xưa, khi chúng ta giới thiệu bộ Kinh này, mục tiêu nghiêng nặng về “Tín, Giải”, hy vọng các vị đồng tu sau khi nghe rồi có thể sanh khởi tín tâm, có thể lý giải nghĩa thú trong Kinh điển. Lần này chúng ta đem trung tâm dời qua “Hành, Chứng”. Chúng ta học bộ Kinh này, mỗi một chữ, mỗi một câu trong bộ Kinh này làm thế nào áp dụng ngay trong đời sống của chúng ta, thực tiễn ngay trong công việc thường ngày, trong qua lại đối nhân xử thế, tiếp xúc mọi vật, học tập như vậy sẽ rất có ý nghĩa, rất có lợi ích. Cho nên lần này giảng nói với các vị so với ngày trước có một vài chỗ không giống nhau. Về phần “Giáo - Lý”, chúng ta có thể tỉnh lược đi, chuyên nghiên cứu “Hành pháp”. “Giáo - Lý” phía trước đã nói qua rất nhiều lần, có băng thu âm, có đĩa ghi hình, cũng có giảng nghĩa lưu thông, các vị có thể lấy làm tham khảo. Hội này của chúng ta hôm nay sẽ tỉnh lược đi phần huyền nghĩa. Bạn xem, trong giảng nghĩa có bốn cuốn lớn thì huyền nghĩa đã chiếm hết một quyển, hết một phần tư.